Đồng hồ đo nước thải là một thiết bị quen thuộc trong những hệ thống xử lý nước thải từ các hộ gia đình cho đến các khu công nghiệp. Vậy dòng đồng hồ có điểm gì đặc biệt, ta cùng đi tìm hiều trong bài dưới đây.
Đồng hồ đo nước thải là gì?
Đồng hồ đo nước thải được sử dụng để phục vụ mục đích là đo lưu lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Thiết bị được chia ra làm 2 dạng: dạng cơ và dạng điện tử. Nên tùy thuộc vào môi chất của hệ thống mà người dùng lựa chọn loại đồng hồ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Dù ở dạng cơ hay dạng điện từ thì phần thân của thiết bị được chế tạo từ chất liệu chính là gang hoặc inox. Nhờ vậy, thiết bị đáp ứng được những môi trường nước thải sinh hoạt bình thường, nước thải sinh hoạt chứa hóa chất. Với chất liệu này thiết bị có độ chống ăn mòn cao, độ bền lớn.
Đồng hồ đo nước thải |
Phân loại đồng hồ đo nước thải
Đồng hồ đo nước thải điện tử
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nước
Đồng hồ đo nước điện tử khi hoạt động sẽ tạo ra một vùng từ trường bao phủ lấy chất lỏng. Khi chất lỏng được chảy qua vùng từ trường này sẽ tạo ra được hiệu điện áp. Với tốc độ chảy càng cao thì điện áp càng lớn. Cuối cùng, tín hiệu điện áp sẽ được truyền đến bộ hiển thị, thống kê kết quả và được hiển thị lên màn hình LCD.
Ưu điểm của đồng hồ đo lưu lượng nước thải
Đồng hồ nước điện tử một cách chính xác, độ sai số tương đối ít. Được gắn màn hình LCD giúp hiển thị các thông số lưu lượng tổng, lưu lượng tức thời, tốc độ rõ ràng, chi tiết.
Độ sai số của đồng hồ rất nhỏ, rơi vào khoảng 0.2%.
Kích thước đồng hồ lớn, thường được lắp đặt trong những hệ thống công nghiệp.
Phần màn hình có thể rời nên có thể sử dụng trong đường ống chôn ngầm. Giúp đáp ứng được việc quan sát một cách dễ dàng.
Đồng hồ đo nước dạng cơ
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước dạng cơ
Đồng hồ sử dụng tuabin bánh răng để đo vận tốc. Sau đó thì tính lưu lượng qua diện tích của ống. Độ đo chính xác không cao vì tốc độ dòng chảy bị thay đổi liên tục.
Ưu điểm của đồng hồ đo nước thải dạng cơ
Dạng cơ là thiết bị có tính hoạt động ổn, độ bền cao.
Giá thành rẻ hơn so với dạng điện từ
Nên sử dụng đồng hồ đo nước thải dạng cơ hay dạng điện tử?
Trong dòng nước thải thì 95% là nước, số còn lại là chất thải, các tạp chất, hóa chất độc hại gây ô nhiễm, khả năng phân hủy sinh học:
BOD
Là nhu cầu oxy hóa, là thước đo lường lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa trong các chất hữu cơ. Khi BOD được xả ra nó sẽ lấy đi oxi của loài cá. Vì vậy, việc xử lý nước thải cần chặt chẽ trước khi xả thải.
TDS
Được hiểu là tổng chất rắn hòa tan, là tổng ion điện tích gồm có các khoáng chất. Hoặc là các kim loại hòa tan trong đơn vị thể tích chất lỏng. Điều này nó ảnh hưởng đến trực tiếp đến chất lượng nguồn nước.
TTS
Hiểu đơn giản là tổng lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải, kích thước cụ thể, gây ô nhiễm, gây bệnh và tắc nghẽn môi trường và hủy hoại sinh vật.
Các chất độc hại này lâu dần sẽ ăn mòn hệ thống bánh răng, việc đo số liệu sai lệch hoàn toàn.
Với dòng đồng hồ đo nước dạng cơ sau thời gian sử dụng sẽ bị ngừng quay vì những chất thải, tạp chất mà thiết bị lọc cũng không thể lọc hết được.
Dòng đồng hồ đo nước thải điện tử có thể xử lý được vấn đề này. Vì bên trong phần thân nó được cấu tạo rỗng, được lắp đặt các cảm biến điện từ. Nên lưu lượng nước đi qua có thể đo một cách chính xác. Ngoài ra, có một lớp lót cao su có thể chống ăn mòn, không bị ảnh hưởng của các chất độc hại. Khả năng chống ăn mòn cao.
Trên đây là một bài thông tin chia sẻ của Top1van về đồng hồ đo nước thải. Hi vọng bài viết có thể giúp ích được cho bạn đọc. Nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn nhanh nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét