Chuyển đến nội dung chính

Cách kiểm định/hiệu chuẩn đồng hồ nước điện tử

 Hiện nay, đồng hồ nước điện tử được sử dụng rất nhiều trong nhiều hệ thống. Loại đồng hồ này dần dần thay thế cho đồng hồ dạng cơ. Tuy nhiên, để biết được chất lượng của dòng đồng hồ điện tử này thì qua các cách kiểm định/ hiệu chuẩn khác nhau. Để bạn đọc hiểu rõ về sản phẩm, chúng ta cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây.

Khái niệm đồng hồ nước điện tử là gì?

Đồng hồ nước điện tử được biết đến là một thiết bị đo lưu lượng. Thiết bị sử dụng cảm biến điện từ để đo lưu lượng nước chảy qua đồng hồ tại thời điểm tức thì. Hoặc nó cho người dùng biết được tổng thời gian từ khi lắp đặt động hồ.

Hình ảnh đồng hồ nước điện tử


Loại đồng hồ này còn sử dụng tín hiệu điện để đưa thông số, kết quả đo hiển thị lên màn hình hiển thị LCD. Giúp người dùng có thể quan sát dễ dàng quan sát được các thông số đo được.

Đồng hồ điện từ hiện đang là xu hướng sử dụng trong các ngành công nghiệp, nhà máy nước hoặc các đơn vị sản xuất. Dòng sản phẩm có khả năng hoạt động trong nhiều môi trường khác với độ chính xác vô cùng cao.

Việc sử dụng tín hiệu analog, tín hiệu xung. Giúp cho đồng hồ có khả năng báo tín hiệu, báo các thông số đo được về PLC và cũng có thể sử dụng các tín hiệu này để điều khiển các thiết khác trong hệ thống.


>>> Bài viết chi tiết: Đồng hồ nước điện tử

Tại sao cần phải kiểm định đồng hồ nước điện tử?

Như ta biết thì đồng hồ nước được dùng để đo lưu lượng nước đi qua trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc là lưu lượng tổng đã đi qua thiết bị.

Vì vậy, việc kiểm định đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ được thực hiện nhằm đáp ứng được chất lượng khi đưa vào sử dụng. Đảm bảo thiết bị hoạt động có độ chính xác cao nhất, đưa ra các trị đo được ở mức sai số cho phép.

Ngoài ra, kiểm định đồng hồ đo nước điện từ là điều kiện bắt buộc theo yêu cầu quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với các thiết bị đo đạc đưa vào khai thác sử dụng. Điều này được thể hiện trong thông tư số 07/2019/TT-BKHCN có sửa đổi bổ sung, thông tư số 23/2013/TT-BKHCN với các quy định về đo lường nhóm 2.

Các trường hợp cần kiểm định đồng hồ nước điện tử

Để bạn đọc có thể biết rõ được trường hợp nào cần kiểm định đồng hồ. Chúng ta cùng tìm hiểu trong mục dưới đây:

Hình ảnh đồng hồ đo nước điện tử dạng Remote


Trường hợp 1: Kiểm định đồng hồ đo nước điện từ đối với các thiết bị đo nước lần đầu tiên được đưa vào sử dụng.  Hiểu đơn giản là: các đồng hồ mới sẽ được đưa đi kiểm định, hiệu chuẩn rồi mới đưa vào tiến hành sử dụng.

Trường hợp 2: Kiểm định đồng hồ nước theo định kỳ. Hiểu đơn giản, các đồng hồ đã hết hạn kiểm định. Lúc này, cần kiểm định tiếp theo theo hạn chu kỳ kiểm định.

Trường hợp 3: Kiểm định sau sửa chữa đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử. Trong trường hợp này thì nó xảy ra 4 trường hợp nhỏ sau:

  • Đồng hồ sửa chữa do không đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật về đo lưu lượng. Lúc này, ta cần sửa chữa lại đồng hồ và cần mang đi kiểm định lại.

  • Các chứng chỉ kiểm định, tem kiểm định, niêm phong kẹp chì kiểm định bị mất. Hoặc là có dấu hiệu bị đứt niêm phong, tem niêm phong bị xé hư hỏng…

  • Cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhằm trường hợp có thanh tra kiểm tra thiết bị đo.

  • Kiểm định đồng hồ đo nước khi ta nhận thấy kết quả đo có sự sai lệch lớn.


>>> Tham khảo bài viết: Đồng hồ đo nước điện từ Hansung

 Quy trình kiểm định đồng hồ nước điện tử

Được thực hiện 4 bước chính:

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

Với bước này, có thể quan sát được bằng mắt thường và xác định được sự phù hợp của đồng hồ với các yêu cầu theo quy định. Các quy định như: kích thước, hình dáng, bộ phận chỉ thị…

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

  • Kiểm tra độ kín của đồng hồ

  • Kiểm tra tính ổn định số chỉ khi dòng chảy ngưng hoạt động

Bước 3: Kiểm tra đo lường

  • Xác định được các điểm lưu lượng

  • Xác định được độ sai số tương đối

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử

Đồng hồ sau khi trải qua quá trình kiểm định nếu đạt các yêu cầu của cơ quan. Nó sẽ được niêm phong cơ cấu chính và được cấp chứng chỉ kiểm định như: tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định… theo quy định, cụ thể như sau:

  • Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu của cơ quan có thẩm quyền

  • Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa nắp vỏ thiết bị

  • Được dán tem kiểm định tại vị trí mặt thiết bị.

Giấy kiểm định đồng hồ nước điện tử bên Tuấn Hưng Phát


Trên đây là những thông tin và cách kiểm định của đồng hồ nước điện tử mà chúng tôi chia sẻ. Hi vọng qua bài viết có thể giúp người đọc hiểu rõ về sản phẩm cũng như biết được kiểm định/hiệu chuẩn đồng hồ. Nếu quý khách có thắc mắc nào chưa hiểu và cần được giải đáp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Nguồn: vancongnghiephp.com



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những loại dầu được sử dụng trong đồng hồ đo áp suất mặt dầu

  Đồng hồ đo áp suất mặt dầu mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng đồng hồ này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Giới thiệu về đồng hồ đo áp suất mặt dầu Đồng hồ đo áp suất mặt dầu hay còn được gọi là đồng hồ áp lực dầu, có tên tiếng Anh là Liquid-filled pressure gauges. Đây là một dòng đồng hồ có lớp dầu ở trên mặt đồng hồ. Có chức năng bảo vệ kim đo và làm cho kim đo di chuyển một cách dễ dàng. Ngoài ra, giúp đồng hồ hoạt động trong môi trường có sự rung lắc, áp lực lớn. Dòng đồng hồ này có cấu tạo khá đơn giản, có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau. Nên được lắp đặt ở những hệ thống từ nhỏ đến lớn. Tất cả đều được Tuấn Hưng Phát nhập khẩu trực tiếp từ nhiều thương hiệu nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc… Đồng hồ đo áp suất mặt dầu >>> Xem chi tiết bài viết: Đồng hồ đo áp suất mặt dầu Những loại dầu được sử dụng trong đồng hồ đo áp suất mặt dầu Đối với chất lỏng làm đầy của mặ...

Van bi điều khiển điện chịu nhiệt hoạt động theo nguyên lý nào?

Mô tả về dòng van bi điều khiển điện chịu nhiệt Van bi điều khiển điện chịu nhiệt là dòng van được thiết kế với phần thân được làm từ chất liệu inox, có lớp vỏ điện được làm từ hợp kim nhôm. Giúp cho van bi có thể hoạt động được trong những môi trường có nhiệt độ cao lên đến 270 độ C. Sử dụng trong những môi trường có hệ thống đường ống hơi nóng, hóa chất có độ ăn mòn cao. Với loại van bi chịu nhiệt điều khiển điện, hoạt động hoàn toàn tự động nhờ vào bộ điều khiển điện có dải điện áp 24v, 220v hoặc 380v. Để có thể đóng - mở hoặc điều tiết dòng lưu chất trên hệ thống. Khi vận hành, người dùng lựa chọn dạng vận hành đóng - mở On/Off hoặc dạng tuyến tính. Van có phần thân được thiết kế dạng kết nối lắp bích hoặc lắp ren ở bên cạnh với kích thước từ DN15 cho đến DN500. Giúp lắp được nhiều hệ thống có kích thước từ nhỏ đến lớn. Dòng van bi điều khiển điện chịu nhiệt đang được Tuấn Hưng Phát phân phối độc quyền từ 2 thương hiệu KosaPlus và Haitima. Đảm bảo về chất lượng, chính sách bảo hàn...

Đặc điểm thân van bi 3 ngã điều khiển điện

  Van bi 3 ngã điều khiển điện là dòng van có phần thân như thế nào? Điểm cộng của dòng van bi này như thế nào? Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nha. Van bi 3 ngã điều khiển điện là gì? Van bi 3 ngã điều khiển điện là dòng van được thiết kế có phần thân đặc biệt. Loại thân này giúp cho dòng lưu chất được đi qua 3 cửa khác nhau. Chức năng chính là thiết bị này là kiểm soát, điều tiết hoặc đóng - mở van. Giúp cho dòng chất đi qua van. Loại van bi 3 ngã điều khiển điện được chia ra làm 2 dạng: dạng chữ T hoặc dạng chữ L. Hai kiểu thân van này đều có kiểu kết nối dạng mặt bích hoặc lắp ren. Các thao tác thực hiện đóng - mở van đều được thực hiện một cách tự động.  Mỗi thao tác thực hiện đều trở nên nhanh chóng. Thân van bi có kích thước khác nhau, chất liệu khác nhau. Nên có thể sử dụng trong nhiều môi trường đa dạng như: nước, khí nén hoặc dòng chảy lỏng… Hình ảnh van bi 3 ngã điều khiển điện >>> Tham khảo chi tiết bài viết: V...